Ngành Đầu Bếp – Chia sẽ 1 số bí quyết học tốt

5/5 - (1 bình chọn)

Đầu bếp là người nấu ăn chuyên nghiệp, lập kế hoạch và tổ chức việc chuẩn bị; nấu các món ăn theo các cách sắp đặt. Trong nghề liên quan tới bếp, chữ này chỉ sử dụng cho một người quản lý trong bếp.

Bạn đam mê và có nguyện vọng theo đuổi nghề đầu bếp? Bạn thắc mắc không biết ngành đầu bếp có học Đại học không? Thi khối nào? Học ở đâu tốt nhất? Bài viết này, Lambangdaihocchinhquy.com.vn sẽ cùng bạn giải đáp!

Ngành Đầu Bếp (ngành nấu ăn) Là Gì:

Ngành Đầu Bếp (ngành nấu ăn) Là Gì:
Ngành Đầu Bếp (ngành nấu ăn) Là Gì:

Ngành đầu bếp được xem là nghề rất “hot” hiện nay. Đây là nghề được xem là có tương lai, hướng phát triển rất tốt. Đặc biệt, trong thời gian tới, nghề này càng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Làm đầu bếp có thể đem đến thu nhập tốt, sự ổn định cho người học.

Đầu bếp tiếng Anh là chef, phiên âm /ʃef/. Đầu bếp là người nấu ăn chuyên nghiệp, thường sẽ làm việc trong nhà hàng và các quán ăn lớn, biết lập kế hoạch và tổ chức nấu các món ăn ngon.

Xem thêm : Quản trị nhân lực

Ngành đầu bếp có học Đại học không?

“Ngành đầu bếp có học Đại học không?” Hay “trường Đại học nào tại Việt Nam đào tạo ngành đầu bếp?”,… là 2 trong số rất nhiều câu hỏi có nội dung na ná nhau liên quan đến chủ đề lựa chọn nơi học ngành đầu bếp của không ít những bạn trẻ có nguyện vọng theo đuổi nghề này.

Tuy nhiên, có một sự thật mà không phải ai cũng biết là trên thực tế, “hiện nay, nghề bếp đang được đào tạo chuyên sâu tại nhiều trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề nhưng đối với bậc đại học thì chưa có” – chia sẻ của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM.

Như vậy, tại Việt Nam hiện chưa có trường Đại học nào có mã ngành “nghề bếp” hay “đầu bếp” để tổ chức tuyển sinh hàng năm. Thay vào đó là những ngành, chuyên ngành như “Quản trị chế biến món ăn”, “Kỹ thuật chế biến món ăn”. Tuy nhiên, số lượng trường Đại học chính quy đào tạo là rất ít.

Mặt khác, nếu muốn, bạn có thể lựa chọn trường cao đẳng, trung cấp nghề nấu ăn hay các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch, khách sạn, các lớp dạy nấu ăn… để học với ưu điểm thời gian ngắn, cơ hội thực hành nhiều, được tiếp xúc thực tế, học hỏi kinh nghiệm, trang bị kỹ năng, tạo điều kiện để học viên sớm “hòa nhập” với công việc.

Phẩm chất cần có của người đầu bếp

Yêu nghề:

Đây có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đầu bếp chuyên nghiệp bởi nếu không yêu công việc mình làm thì bạn làm sao có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và gắn bó dài lâu với nghề?

Khi đã có đam mê và nhiệt huyết với nghề thì bạn sẽ làm việc bằng cả trái tim, chỉ có vậy bạn mới đạt được thành quả hơn người và tiến xa hơn trong sự nghiệp.

nghe nau an
Nghề đầu bếp – phải yêu nghề thì bạn mới có thể thành công.

Chăm chỉ, ham tìm tòi:

Dù bạn đã có sẵn tố chất thiên phú trong người nhưng để thành công bạn vẫn cần chăm chỉ làm việc và học hỏi không ngừng.

Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tìm ra những công thức đặc biệt, những món ăn mới lạ khiến thực khách không bao giờ nhàm chán với món ăn bạn làm. Cũng chỉ có sự cầu tiến và ham học hỏi mới đưa bạn đến đỉnh vinh cao được mà thôi.

Có sức khỏe tốt và khả năng làm việc dưới áp lực

Đầu bếp là một nghề nhiều áp lực. Một ngày bạn phải đối phó với đủ thứ chỉ thị của cấp trên rồi những chiếc dạ dày khó tính của thực khách.

Nghề bếp cũng bận rộn vô cùng, bạn gần như không thời gian giải lao nhiều trong ngày cũng như chẳng còn thời gian mà nghỉ ngơi, thư giãn. Đối mặt với từng ấy vấn đề, nếu sức khỏe và sức chịu đựng của bạn không ở mức cực kỳ tốt thì làm sao bạn có thể gắn bó lâu dài với nghề đúng không nào?

Đầu bếp phải có khả năng chịu đựng được áp lực cao.

Ngoài những phẩm chất chính đã đề cập ở trên thì đầu bếp còn cần nhiều phẩm chất khác như có thẩm mỹ tốt, một chiếc lưỡi tinh tế và nhạy cảm với mùi vị, sự sạch sẽ, tỉ mỉ… Tóm lại để trở thành một đầu bếp thành công cần rất nhiều yếu tố cộng hưởng.

Công việc cần làm của một đầu bếp
Công việc cần làm của một đầu bếp

Bạn cần hiểu rõ công việc của một đầu bếp là gì? Dưới đây là một số công việc thường ngày mà người đầu bếp phải làm:

  • Mua sắm và chuẩn bị đủ các loại vật dụng, dụng cụ cũng như nguyên vật liệu nấu ăn để quá trình nấu nướng không gặp phải trục trặc
  • Luôn giữ gìn vệ sinh các vật dụng trong bếp nói riêng và cả căn bếp nói chung để đảm bảo món ăn mình làm ra luôn ngon và sạch

Đầu bếp – luôn giữ khu vực bếp sạch sẽ là điều cần thiết

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng
  • Bảo quản thực phẩm cẩn thận, xử lý ngay khi thực phẩm xảy ra vấn đề
  • Trực tiếp nấu các món ăn bằng các phương pháp khác nhau như luộc, hấp, rán, nướng, kho… hoặc phối hợp/chỉ đạo hoạt động nấu nướng trong bếp (nếu bạn là quản lý bếp hoặc bếp trưởng)

 

Đầu bếp có nhiệm vụ trực tiếp nấu hoặc phối hợp/chỉ đạo những người khác nấu.

  • Đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên mới, giám sát chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên dưới quyền (nếu bạn là quản lý bếp hoặc bếp trưởng)
  • Trang trí và trình bày món ăn sao cho sáng tạo và đẹp mắt để gây ấn tượng với thực khách

NHỮNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐẦU BẾP VÀ NGÀNH ĐẦU BẾP THI KHỐI NÀO?

Danh sách các trường đào tạo ngành đầu bếp tại Hà Nội

  • Cao đẳng du lịch Hà Nội
  • Trường cao đẳng Kỹ thuật- Thương mại
  • Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
  • Trường cao đẳng Thương mại và Công nghệ Hà Nội
  • Trường cao đẳng kinh tế Công nghệ Hà Nội
  • Trường cao đẳng công thương Hà Nội
  • Trường trung cấp kinh tế du lịch kinh tế Hoa sữa

Ngoài việc tìm hiểu ngành đầu bếp thi khối nào thì trường học nào phù hợp với mình cũng được các bạn quan tâm để tìm hiểu, lựa chọn theo học…

TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐẦU BẾP
TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐẦU BẾP

Ngành đầu bếp thi khối nào?

Như đã khẳng định trên đây, hiện không có trường Đại học nào đào tạo nghề bếp nên bạn không cần chọn khối thi. Chỉ cần có đam mê, có khả năng nấu ăn, kiên trì, nghị lực và chịu được áp lực công việc, cộng thêm một tí năng khiếu bẩm sinh là bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để bước chân vào con đường theo đuổi sự nghiệp nghề đầu bếp.

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn theo học Đại học để được công nhận thông qua bằng cấp, bạn cũng có thể theo học 1 trong 2 ngành sau:

– Đăng ký xét tuyển vào ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực hay Khoa học chế biến món ăn của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM , chỉ tiêu: 85 mỗi ngành; xét tuyển theo khối A, A1, B và D7. Ngành học này đào tạo các khối kiến thức về dinh dưỡng người, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, quản lý bếp ăn – nhà hàng, văn hóa ẩm thực và kỹ thuật chế biến món ăn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các trung tâm dinh dưỡng; phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm; các bếp ăn nhà hàng, khách sạn; các công ty suất ăn công nghiệp hoặc dạy nấu ăn.

– Và ngành Quản trị chế biến món ăn hay Kỹ thuật chế biến món ăn được đào tạo tại khá nhiều cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề hiện nay cũng mang đến cho bạn nhiều kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ nghề.

MUỐN HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ NÂNG CAO BẰNG CẤP NGÀNH NẤU ĂN THÌ PHẢI LÀM SAO? 

Học ngành nấu ăn nếu muốn theo hệ đại học để nâng cao bằng cấp thì phải làm thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn các cách để có thể học hệ đại học:

  • Đăng ký xét tuyển vào ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực hay Khoa học chế biến món ăn của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM , chỉ tiêu: 85 mỗi ngành; xét tuyển theo khối A, A1, B và D7. Ngành học này đào tạo các khối kiến thức về dinh dưỡng người, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, quản lý bếp ăn – nhà hàng, văn hóa ẩm thực và kỹ thuật chế biến món ăn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các trung tâm dinh dưỡng; phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm; các bếp ăn nhà hàng, khách sạn; các công ty suất ăn công nghiệp hoặc dạy nấu ăn.
  • Và ngành Quản trị chế biến món ăn hay Kỹ thuật chế biến món ăn được đào tạo tại khá nhiều cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề hiện nay cũng mang đến cho bạn nhiều kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ nghề.

Như vậy thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành đầu bếp thi khối nào, và lựa chọn trường học . Hy vọng, các bạn lựa chọn đúng đắn để thực hiện niềm đam mê của mình.

Tương lai và mức lương nghề đầu bếp

Trên thực tế, 100% học viên nghề đầu bếp sau khi tốt nghiệp đều có việc làm. Đây là một nghề dễ học, dễ tìm việc nhưng đòi hỏi sự kiên trì, niềm đam mê và tình yêu với nghề.

Hơn nữa, theo dự kiến, trong nhiều năm tới, nghề đầu bếp sẽ tiếp tục nằm trong Top những nghề nghiệp có tương lai tương sáng nhất với nhiều triển vọng: lương tốt, cân bằng cuộc sống tốt và triển vọng phát triển sự nghiệp tốt.

Theo tìm hiểu của lambangdaihocchinhquy.com.vn, mức thu nhập bình quân của một Bếp trưởng điều hành vào khoảng > 1.000 USD/ tháng, tương đương khoảng > 23 triệu VNĐ, chưa bao gồm thưởng và phụ cấp.

Tại Việt Nam, mức lương đầu bếp cũng khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, quy mô và cấp bậc làm việc tại mỗi nơi mà sẽ có sự phân chia mức lương khác nhau. Nhìn chung, nghề đầu bếp vẫn đang và sẽ cực kỳ có triển vọng phát triển, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch và giải trí.