Quản Trị Khách Sạn [ 1 Số Bí Quyết Học Thành Công]

Rate this post

Ngành Quản trị khách sạn là một trong những ngành học hấp dẫn, thu hút đông đảo lượng thí sinh tìm hiểu và đăng ký, bởi cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cực khủng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này.

“Ngành Quản trị khách sạn là gì? Ra trường làm gì” là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về quản trị khách sạn – một ngành học được dự đoán sẽ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn sắp tới.

nganh quan tri khach san

Ngành quản trị khách sạn là gì?

Ngành quản trị khách sạn là ngành học về cách quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếpkế toán,… Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường. Kiểm soát ngân sách và các chi phí hoạt động khác. Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra. Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR, Marketing

Ngành quản trị khách sạn xét tuyển những khối nào

Hiện nay nhu cầu theo học ngành quản trị khách sạn ngày càng nhiều, vì thế để đáp ứng nhu cầu đó ngành quản trị khách sạn đã được mở rộng ở hầu hết các khối từ A, A1, C, D1 cho đến khối D3, D4 ( một số trường xét tuyển).

  • Khối A bao gồm các môn Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A1 bao gồm các môn Toán, Lý, Anh.
  • Khối C bao gồm các môn Văn, Sử, Địa.
  • Khối D1 bao gồm các môn Toán, Văn, Anh.
  • Khối D3 bao gồm các môn Toán, Văn, Pháp.
  • Khối D4 bao gồm Toán, Văn, Trung.

Khi thi đại học ngành quản trị khách sạn, các trường sẽ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo và số lượng hồ sơ để đưa ra điểm chuẩn đầu vào của ngành.

Trung bình điểm thi đại học đầu vào của ngành quản trị khách sạn tại các trường của Việt Nam thường dao động từ 15 đến 22 điểm. Đây là số điểm dành cho những bạn có học lực khá trở lên.

Chuyên ngành Quản trị khách sạn học những gì tại các cơ sở đào tạo
Chuyên ngành Quản trị khách sạn học những gì tại các cơ sở đào tạo

Khi học ngành quản trị khách sạn bạn sẽ được đào tạo về tất cả các kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động của khách sạn một cách hợp lý và hiệu quả. Bao gồm cả việc quản lý phòng, quản lý thực phẩm, nhân sự và báo cáo kết quả tài chính có được.

 

Như thế sau khi sinh viên tốt nghiệp sẽ đảm bảo nắm vững kiến thức  về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu. Đồng thời có đầy đủ kỹ năng để bước vào những công việc thực tế tại các khách sạn, nhà hàng uy tín, chuyên nghiệp.

Một số môn học mà sinh viên sẽ được học trong các cơ sở đào tạo quản trị khách sạn:

  • Tổng quan du lịch
  • Quản trị chất lượng dịch vụ
  • Kỹ năng tổ chức hội nghị và sự kiện
  • Quy trình phục vụ trong nhà hàng – khách sạn
  • Quản trị lễ tân
  • Quản trị buồng phòng
  • Xây dựng được chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, kinh doanh resort
  • Quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn, resort

Xem thêm : Làm bằng đại học giá rẻ có hồ sơ gốc

Danh Sách Các Trường Đào Tạo Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Tại Việt Nam

Hệ Đại Học

Sau đây là tổng hợp các trường đại học có ngành Quản trị khách sạn tại TP.HCM.

Đại Học Kinh Tế TP.HCM

  • Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM
  • Điện thoại: 84.8.38295299
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07

Điểm chuẩn 2020: 25.8

dai hoc kinh te

Đại Học Tài Chính – Marketing

  • Địa chỉ: 2/4 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM
  • Điện thoại: 028. 37720406
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Tổ hợp xét tuyển: D01, D72, D78, D96

Điểm chuẩn 2020:

  •  Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: 22
  • Quản trị khách sạn: 24
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 23.4
Đại Học Tài Chính – Marketing
Đại Học Tài Chính – Marketing

Đại Học Công Nghiệp TP.HCM

  • Điện thoại: 0283.8940 390
  • Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp, TP.HCM
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, C01, D01, D96

Điểm chuẩn 2019: 26.5

Đại Học Công Nghệ TP.HCM

  • Địa chỉ: 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 5445 7777
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

Điểm chuẩn 2020: 18

Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM

  • Địa chỉ: 155 Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.13, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: (028)38629232
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D14, D15

Điểm chuẩn 2020: 20

Đại Học Tôn Đức Thắng

  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
  • Điện thoại: 19002024
  • Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành: Quản trị nhà hàng – khách sạn)
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01

Điểm chuẩn 2020: 34.25

Môn nhân hệ số 2, môn điều kiện:

  • A00: Toán
  • A01, D01: Anh

Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM

  • Địa chỉ: 141 – 145 Điện Biên Phủ, P. 15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 5422 5555 – (028) 5422 6666
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

Điểm chuẩn 2020:

  • Quản trị khách sạn: 20
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: 19

Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

  • Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Bình Thạnh, TP.HCM
  • Điện thoại: 028.73083.456
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

Điểm chuẩn 2020: 15

Đại Học Hoa Sen

  • Địa chỉ: 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP.HCM
  • Điện thoại: 0908.275.276
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D03, D09

Điểm chuẩn 2020: 16

Hệ Cao Đẳng

Bên cạnh các trường đại học có ngành Quản trị khách sạn, bạn có thể tham khảo thêm hệ cao đẳng.

Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn

  • Địa chỉ: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3834 4856 – 6297 3210 – 6297 3211
  • Phương thức tuyển sinh: Điểm tổng kết trung bình học bạ năm lớp 12/ Tổng điểm thi THPT 3 môn: Toán, Văn, Anh/ Tổng điểm thi THPT 3 môn: Văn, Sử, Địa + Đạt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn

  • Địa chỉ: 53/1 Tân Thới Nhất 8, P.Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
  • Điện thoại: (08)8959.871 – (08)9878.418
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn
  • Phương thức tuyển sinh: Xét hồ sơ thí sinh tốt nghiệp THPT/ THCS hoặc tương đương trở lên

Cao Đẳng Kinh Tế – Công Nghệ TP.HCM

  • Địa chỉ: 138 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
  • Điện thoại: (028). 62933744 – (028). 62933754
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn
  • Phương thức tuyển sinh: Xét hồ sơ thí sinh tốt nghiệp THPT/ THCS hoặc tương đương trở lên

cao dang kinh te

Cao Đẳng Thực Hành FPT Polytechnic

  • Địa chỉ: 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3 526 8799
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn
  • Phương thức tuyển sinh: Xét hồ sơ thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Cao Đẳng Việt Mỹ

  • Địa chỉ: 5-7-9-11 Đường số 4, Khu dân cư Trung Sơn, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 5433 6888
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn
  • Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp THCS/ THPT hoặc tương đương

Cao Đẳng Bách Việt

  • Địa chỉ: 194 Lê Đức Thọ, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Điện thoại: 1900636491
  • Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Phương thức tuyển sinh: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc xét học bạ lớp 12 bậc THPT

 

10 Phẩm chất quan trọng của người Quản lý nhà hàng khách sạn giỏi

Người quản lý nhà hàng giỏi – không nhất thiết phải giỏi tất cả các nghiệp vụ của nhân viên, nhưng nhất định phải có kiến thức rộng để quản lý được họ. Hãy tích luỹ dần mỗi ngày.

Quản trị khách sạn là ngành đào tạo về công tác tổ chức, vận hành, quản lý mọi hoạt động trong khách sạn (bao gồm cả dịch vụ F&B thuộc khách sạn) ; từ việc lên kế hoạch kinh doanh, triển khai, giám sát các hoạt động trong khách sạn, quản trị chất lượng dịch vụ, tài chính, nhân sự, cho đến quản trị rủi ro…

Còn Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng liên quan đến các hoạt động: ẩm thực (ăn uống), yến tiệc, sự kiện, hội nghị…

Như vậy, “Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống” là ngành chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực – một phần trong quản trị khách sạn.

Nhưng cho dù quản trị khách sạn, hay quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (gọi tắt là quản trị nhà hàng) thì đây đều là những ngành dịch vụ cạnh tranh cao, từ đó đòi hỏi người làm lãnh đạo, quản lý cần có nhiều phẩm chất (tố chất), kỹ năng quan trọng để làm giỏi, làm tốt được.

Dưới đây là tổng hợp của PasGo Team về 10 phẩm chất quan trọng nhất mà một người quản lý nhà hàng khách sạn giỏi cần có. Mời các bạn tham khảo nhé!

1. Có đam mê

Bất kỳ công việc nào, ngành nghề nào, để thành công đều cần phải có đam mê. Đam mê đối ngành quản lý nhà hàng khách sạn chính là tình yêu không bao giờ chết đối với những công việc diễn ra hàng ngày ở nơi mà bạn gắn bó.

Là một người lãnh đạo, quản lý, lại càng cần phải có niềm đam mê này. Thể hiện ở việc bạn thích giao tiếp với mọi người kể cả người xa lạ, bạn thích không khí sang trọng hay nhộn nhịp của những nhà hàng khách sạn xa hoa, bạn thích phong cách lịch lãm trong những bộ trang phục mà mình khoác lên mỗi ngày, bạn tìm thấy sự hứng thú trong những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất như: trình bày một món ăn, trang trí phông nền cho một bữa tiệc,…

2. Kỹ năng giao tiếp

Quản lý nhà hàng khách sạn là công việc mà hàng ngày bạn phải làm việc với con người, không phải như một nhân viên kỹ thuật làm việc với máy tính hay một cô thư ký làm việc với các giấy tờ. Mà bạn biết rồi đấy, con người là thực thể phức tạp nhất trên trái đất này.

Đối tượng khách hàng mà bạn phục vụ hàng ngày sẽ có rất nhiều dạng khác nhau, từ đẳng cấp địa vị xã hội, nghề nghiệp, thu nhập đến khác biệt ngôn ngữ, vùng miền, lối sống, văn hóa,… Để làm một người quản lý nhà hàng giỏi, bạn cần có đủ sự kiên nhẫn kèm khéo léo để phục vụ các “thượng đế” của mình một cách tốt nhất, dù bạn làm việc trong nhà hàng resort 5 sao hay chỉ là quán ăn bình dân.

Khả năng nói năng lưu loát, thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ sẽ là những điểm cộng dành cho bạn.

3. Biết giữ chữ tín

Như đã nói ở trên, đối tượng khách hàng mà bạn phục vụ trong ngành quản trị nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống đều là những người khó tính, yêu cầu cao. Các xung đột và phát sinh xảy ra trong lúc đặt tiệc, hay trên bàn ăn là rất lớn.

Vì vậy, thêm một phẩm chất quan trọng của người quản lý nhà hàng là phải biết giữ uy tín. Có trách nhiệm với những hành động, lời nói của mình, biết giữ lời hứa, giữ cam kết – là yếu tố then chốt để bạn dễ thành công trong ngành này.

4. Kỹ năng lãnh đạo

Bạn là chủ nhà hàng hay người quản lý, thì phía sau bạn là rất nhiều nhân viên cấp dưới. Phân chia đội nhóm, đầu việc, nắm bắt được tâm lý nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh nội bộ một cách thuyết phục, thưởng phạt công tâm, động viên kịp thời,… đều là những kỹ năng mà một người quản lý nhà hàng cần có để lãnh đạo tốt bộ máy của mình.

Không phủ nhận rằng “lãnh đạo phải có năng khiếu bẩm sinh”, nhưng người ta cũng nói 99% thiên tài là đến đến từ sự nỗ lực. Hãy trau dồi kỹ năng lãnh đạo để trở thành một người quản lý nhà hàng giỏi nhé!

5. Có tư duy quản trị, sắp xếp có hệ thống

Hàng núi công việc đang xếp đống chờ bạn: Họp hành, báo cáo, tiếp khách, gặp khách hàng, trả lời email, giải quyết rắc rối, đào tạo nhân sự,… Làm sao để bạn giải quyết trơn tru mỗi ngày?

Lúc này, một phẩm chất bạn rất cần có, đó là tư duy quản trị sắp xếp có hệ thống. Bạn cần biết sắp xếp công việc một cách hợp lý, kiểm soát, đừng để mọi thứ rối tung lên.

Tư duy quản trị này sẽ được hình thành từ những thói quen tốt và đơn giản hàng ngày của bạn như: sắp xếp mọi thứ ngăn nắp khi làm việc và khi làm xong, kể cả ở nơi làm việc hay xung quanh khu vực bạn sống, giải thích được lý do vì sao lại sắp xếp như vậy,…

6. Khả năng làm việc nhóm (Teamwork)

Làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng đối với rất nhiều ngành. Nhưng riêng đối với ngành quản lý nhà hàng khách sạn, kỹ năng này lại còn quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì có những đầu việc nếu không biết kết hợp nhịp nhàng các nhân viên, bộ phận với nhau, công việc chung có thể không chạy. Ví dụ như nhân viên bếp với nhân viên order phục vụ bàn,…

Vậy nên, để là một người quản lý giỏi, bạn cần có tinh thần đồng đội, có khả năng làm việc nhóm tốt. Nhiều người có tính độc lập rất cao và không quen làm việc nhóm vì lúng túng trong giải quyết xung đột, khó chấp nhận sự khác biệt.

Cộng với yêu cầu về phẩm chất lãnh đạo ở trên, là một người quản lý, đôi khi bạn chính là “nhạc trưởng” điều hành cỗ máy teamwork trong nhà hàng vận hành trơn tru đấy.

7. Có hiểu biết và đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm giờ đây là trở thành một yếu tố sống còn đối với bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Chỉ cần một khách hàng lên cộng đồng mạng phàn nàn về việc bát đũa nhà hàng không sạch sẽ, hay nghiêm trọng hơn là trong món ăn có ruồi, khách hàng bị ngộ độc,… thì uy tín nhà hàng bạn xây dựng trong chục năm có thể đi tong sau một đêm. Chưa kể, sau tình hình dịch bệnh Covid, vấn đề an toàn sức khoẻ lại càng được đặt lên hàng đầu.

Bởi vậy, để quản lý nhà hàng tốt, bạn không chỉ cần có kiến thức hiểu biết toàn diện về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm này, mà bạn còn cần là người có tinh thần tiên phong truyền đạt tầm quan trọng của vấn đề này tới toàn bộ đội nhóm, không chỉ đảm bảo an toàn sức khoẻ cho khách hàng, mà còn cho chính bạn và nhân viên.

8. Có kiến thức xã hội sâu rộng

Kiến thức xã hội chính là những thứ “thượng vàng hạ cám”. Từ những thông tin người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò, hôm nay có bao nhiêu ca nhiễm Covid mới, đến các thông tin như cô ca sĩ kia mới bị đánh ghen, anh nhà giàu nọ cưới vợ trẻ kém mình hơn 50 tuổi,…

Có “mấy thứ” kiến thức xã hội này để làm gì?

Để bạn có thể nói chuyện với khách hàng bất cứ đề tài nào mà họ đề cập đến.

Đây cũng là một trong các tiền đề để bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Quan sát một vị khách bước vào nhà hàng, bạn có thể nhanh chóng “bắt sóng” được thông tin: họ đến từ đâu, họ làm nghề gì, thu nhập khoảng bao nhiêu, họ thuộc kiểu tính cách như thế nào: vui vẻ, cau có hay chảnh choẹ,…?

Người quản lý nhà hàng giỏi – không nhất thiết phải giỏi tất cả các nghiệp vụ của nhân viên, nhưng nhất định phải có kiến thức rộng để quản lý được họ. Hãy tích luỹ dần mỗi ngày.

9. Bắt kịp công nghệ

Đừng nói bạn sử dụng máy vi tính chỉ ở mức a bê cê bờ cờ. Cũng đừng nói bạn không biết các phần mềm hỗ trợ bán hàng, các nền tảng đặt bàn nhà hàng, gọi món trực tuyến hiện nay,….

Bạn cần là người tiên phong trong nhà hàng tìm hiểu về các vấn đề công nghệ này. Trước mắt phục vụ cho chính công việc hàng ngày của bạn, sau đó là tư vấn cho chủ nhà hàng hoặc chủ đầu tư lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để tăng doanh thu bán hàng.

10. Các kỹ năng mềm tốt

Quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề, biết lắng nghe, ra quyết định,… đều là những phẩm chất, kỹ năng mềm mà một người quản lý nhà giỏi cần trau dồi mỗi ngày để làm việc hiệu quả hơn và nắm bắt các cơ hội thăng tiến.

Trên đây là 10 phẩm chất, kỹ năng mà theo chúng tôi đánh giá đó là những nhân tố quan trọng nhất để làm nên thành công của một người quản lý nhà hàng khách sạn giỏi.

Nếu bạn là chủ nhà hàng, chủ đầu tư đang cần tìm kiếm tuyển dụng nhân sự quản lý cho nhà hàng của mình, thì đây cũng là các căn cứ để bạn tham khảo trong quá trình cụ thể hoá mô tả công việc của một người quản lý.

Học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống ra trường làm gì?

Theo Ủy ban lữ hành và du lịch thế giới – World Travel and Tourism Council, năm 2013, ngành du lịch mang lại cho Việt Nam gần 4 triệu việc làm, trong đó 1,8 triệu việc làm trực tiếp. Dự báo trong 10 năm tới, ngành du lịch cần 113.400 người tuyển mới hàng năm, bao gồm các công việc tại công ty du lịch, cơ sở lưu trú, resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, sự kiện và lễ hội, trung tâm hội nghị và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Đây chính là cơ hội lớn cho các cử nhân ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Cử nhân ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn; Chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành tại các cơ sở kinh doanh ăn uống; chuỗi nhà hàng, chuỗi café cao cấp; trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị; Trở thành người quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ẩm thực,…

Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Chẳng hạn tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – một trong những trường đại học uy tín đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, sinh viên sẽ đặc biệt được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, kiến thức văn hóa ẩm thực của thế giới. Ngoài ra, sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại HUTECH sẽ được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống không, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống xét tuyển những tổ hợp môn nào, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành này và trở thành một nhà quản trị thành công trong tương lai.